Những câu hỏi liên quan
Nguyen Thanh Phat
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
27 tháng 2 2022 lúc 12:12

tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng xót thương thay! Em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

Bình luận (1)
ph@m tLJấn tLJ
27 tháng 2 2022 lúc 12:17

tham khảo : ~(bài của anh quang nhân !)~
 Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. 

Bình luận (0)
Ôn Noãn
Xem chi tiết
KO tên
1 tháng 3 2021 lúc 20:50

Nhà văn An-đéc-xen khiến thế giới biết đến với vô vàn tác phẩm để đời và “Cô bé bán diêm” chính là một trong số đó. Tác phẩm này không có một cái kết đẹp như bao truyện khác của ông thế nhưng nó để lại trong lòng bạn đọc những bài học về cách sống thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Em mồ côi mẹ từ khi bà mới mất, phải sống cùng người cha trên cái gác xép nhỏ tối tăm, lạnh lẽo hay đánh đập, hành hạ em. Đêm giao thừa cuối năm, khi người người nhà nhà đều nhanh chóng trở về nhà để quây quần bên gia đình thì cô bé tội nghiệp ấy phải đi bán những que diêm nhỏ trong tình trạng đầu trần, chân đất giữa cái rét giá buốt ấy. Suốt cả một ngày, cô bé không bán được bao diêm nào, em lo sợ không dám trở về vì sợ người cha lại đánh đập, chửi mắng. Em cố nép cơ thể vào góc tường ven đường, lo ngại rồi từ từ thắp những que diêm của mình lên để sưởi ấm, cũng từ đó, những ước ao bé nhỏ hiện lên trong em thật tươi đẹp. Lần lượt đốt những que diêm là lần lượt những ước mơ chân thực biết bao, đó là các lò sưởi ấm áp, đó là một mâm cỗ đầy thịnh soạn, hay một ước ao mãnh liệt nhất chính là hình ảnh người bà hiện ra, đang đưa tay ôm lấy em, ôm lấy thân thể nhỏ bé đang co ro giữa trời đông lạnh giá này và cùng bà bay lên trời cao mãi mãi, rời xa cái thực tại rét buốt, cực khổ nơi đây. Những ước mộng của cô bé thật giản đơn mà chân thực biết bao, đó là những thứ em cần nhất lúc này, là hơi ấm xóa đi cái giá rét của thân thể, hơi ấm của niềm vui gia đình, hơi ấm của tình yêu thương vô bờ bến. Không một ai để ý đến em, người ta đi qua đi lại nhưng chẳng ai hỏi han em được một câu, để rồi đến khi cô bé đã rời xa cõi đời này vĩnh viễn, cái nhìn lạnh lùng của kẻ đi người lại vẫn cứ hiện hữu trước thân xác của em. Thế nhưng, nó cũng là một sự giải thoát khỏi cho em, rời khỏi tất cả những tăm tối của cuộc đời này, em đến một thế giới có bà, có mẹ, có tình yêu thương, nơi em không phải chịu những đau đớn, cực khổ nữa. Cái chết của cô bé cũng chính là một hồi chuông cảnh tỉnh mà nhà văn về thực trạng xã hội lúc bấy giờ, một xã hội lạnh lùng, vô cảm , không quan tâm đến người xung quanh, để rồi đưa ra bài học về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống này. Dưới ngòi bút đầy tài hoa của An-đéc-xen, câu chuyện “Cô bé bán diêm” không mang một sắc thái quá bi thương mà vẫn có những màu sắc trầm bổng về những giấc mơ thần tiên, về tình yêu thương ấm áp và sự ra đi của cô bé bán diêm ở cuối truyện cũng diễn ra một cách hết sức nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không cảm thấy quá nặng nề mà qua đó trăn trở, nhức nhối trong lòng một bức thông điệp về cách sống của nhà văn.

Bình luận (1)
Quang Nhân
1 tháng 3 2021 lúc 20:50

Em tham khảo nhé !!

 

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng xót thương thay! Em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

   
Bình luận (3)
♥ Pé Su ♥
1 tháng 3 2021 lúc 21:02

Kết thúc  của câu chuyện " Cô bé bán diêm " là một kết thúc buồn và đáng thương cho cô bé bất hạnh . Bởi lẽ em đã quá rét và đói và sâu sắc hơn là em thèm đc tình yêu thương từ người thân trong gia đình . Qua hình ảnh , sáng ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm , ở một xó tường , có đôi má đỏ hồng và đôi môi mỉm cười đã làm tăng nỗi xót xa cho số phận hẩm hiu đáng thương của em . Qua đây tố cáo xh đương thời thờ ơ vô cảm trc sinh mạng của con người và tố cáo người cha vô tâm thờ ơ ko quan tâm chăm sóc con cái , chx làm tròn trách nhiệm của mik . Qua hình ảnh trên , cho thấy đối vs cô bé ra đi như vậy là một sự giải thoát khỏi trần gian nơi những con người vô lương tâm đã bỏ mặc em để đến một thế giới mới , một thế giới có bà của cô bé - người yêu thương cô bé nhất . Đồng thời thể hiện thái độ đồng cảm , xót xa trc cái chết cô dơn , lạnh lẽo , vì đói , vì rét , vì thiếu tình yêu và sự cảm thông từ người cha và người xung quanh .

Bình luận (1)
nguyễn kim chi
Xem chi tiết
Thợ săn yêu tinh
24 tháng 4 2021 lúc 19:34

Đoạn kết thúc của truyện bức tranh của em gái tôi đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Khi nhìn thấy bức tranh của em gái mình , người anh đã nhận ra sai lầm của mình . Người anh ân hận vì những lỗi lầm mình gây ra cho em gái . " Tôi " ngỡ ngàng sau đó cảm thấy hãnh diện ròi lại thấy xấu hổ, hối hận. Nhân vật tôi đã nhận ra sai lầm của chính mk từ lòng nhân hậu của em gái. Đây là một kết thúc có hậu.

kich cho mk nhé cảm ơn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Haru
24 tháng 4 2021 lúc 20:57

Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
lê đức anh
Xem chi tiết
Dang Tran
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 10 2021 lúc 14:53

Tham khảo:

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

 

Bình luận (1)
Phan Hà Linh
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
13 tháng 9 2021 lúc 15:01

Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huy Nguyễn
Xem chi tiết
cô của đơn
14 tháng 11 2018 lúc 20:14

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

Bình luận (0)
Huy Nguyễn
Xem chi tiết
Thiên
19 tháng 11 2018 lúc 14:59

-Hai chi tiết

 + Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc

   + Niêu cơm  của Thạch Sanh ăn mãi không hết

-------------------------


- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
minh phượng
19 tháng 11 2018 lúc 15:02

Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)

Bài làm :

Trong truyện Thạch Sanh có 2 chi tiết kì ảo và giàu ý nghĩa : " tiếng đàn thần" và " niêu cơm thần " .

Ý nghĩa tiếng đàn của Thạch Sanh :

- Tiếng đàn giúp nhân vật giải được oan : Sau khi bị Lý Thông lừa gạt , cướp công , Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối . Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và đã giải oan cho Thạch Sanh. Do đó mà Lý Thông cũng bị vạch mặt. Tiếng đàn thần vì thế đồng nghĩa với công lí. Theo em,tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết này để thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của người xưa.

- Tiếng đàn thàn của Thạch Sanh làm cho quân sĩ mười tám nước chư hầu nao núng, mất hết ý trí, phải buông vũ khí xin đầu hàng. Tiếng đàn thần tượng trưng cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta, là " vũ khí " đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.

Ý nghĩa của niêu cơm thần kì:

- Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh cứ ăn hết lại đầy làm cho quân lính mười tám nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục.

- Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ mười tám nước chư hầu càng khẳng định tài năng phi thường của Thạch Sanh.

- Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tinh thần nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Huy Nguyễn
Xem chi tiết
❤️Hoài__Cute__2007❤️
14 tháng 11 2018 lúc 19:59

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Bình luận (0)

-Các chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh là :

+ Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già

+ Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ

+Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ,chết để lại bộ cung tên bằng vàng

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc

+ Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết

-Ý nghĩa của hai chi tiết

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh :Quan niệm và ước mơ về công lý,đại diện cho cái thiện,tinh thần yêu chuộng hòa bình

+ Niêu cơm thần : Tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

Bình luận (0)